Top 05 tiêu chí thiết kế nhà vệ sinh công cộng đúng kỹ thuật

Nhà vệ sinh là công trình cần thiết, và bắt buộc ở bất kỳ không gian nào. Đặc biệt, là các công trình nhà vệ sinh công cộng. Bên dưới là tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh công cộng như kích thước, thẩm mỹ, chất liệu sử dụng…Tất cả đều được chúng tôi chia sẻ khá chi tiết đầy đủ trong bài viết ở bên dưới.

Các tiêu chí thiết kế nhà vệ sinh công cộng chuẩn nhất

Bên dưới là số lượng phòng, kích thước, trang trí, màu sắc…

1. Nhà vệ sinh công cộng cần bao nhiêu phòng?

Bất kể nhà vệ sinh công cộng nào như bệnh viện, trường học, khách sạn, siêu thị đều phải có khu vệ sinh dành cho nữ riêng – và cho nam riêng. Số lượng phòng vệ sinh sẽ căn cứ theo diện tích, không gian, số lượng khách tới lui. Ví dụ: Nếu nhà vệ sinh của bệnh viện và siêu thị có rất đông bệnh nhân hay khách hàng thì số lượng phòng cũng cần nhiều. Số lượng tối thiểu dành cho các khu vực kể trên đạt từ 10 buồng trở lên.

Còn đối với nhà vệ sinh cho các công nhân trong nhà máy, người làm trong văn phòng của các công ty, học sinh – sinh viên thì số lượng tối thiểu là từ 2 phòng trở lên.

2. Tiêu chuẩn về kích thước

Kích thước nhà vệ sinh nói chung, và kích thước của các nhà vệ sinh công trình công cộng nói riêng phải đạt tối thiểu từ 2,5 – 3m2/ phòng. Nếu xây lắp, thiết kế cho những khu nghỉ dưỡng cao cấp hay khu resort sang trọng cần đạt kích thước tối thiểu từ 4m2 trở lên.

– Diện tích 1 buồng vệ sinh tối thiểu cho nhà vệ sinh công cộng là 2.5 (m2).

– Khoảng cách lý tưởng của cửa buồng vệ sinh dao động trong 3 khoảng: 180 x 58 (cm); 220 x 892 (cm);  240 x 112 (cm).

– Chiều cao tiêu chuẩn tính từ trần của nhà vệ sinh đạt 230 (cm).

– Mặt sàn và chậu rửa (lavabo) có kích thước tiêu chuẩn khoảng 82 – 85 (cm).

3. Vị trí xây dựng nhà vệ sinh công cộng đạt tiêu chuẩn

Đây là nơi có rất đông khách hàng, bệnh nhân, hay học sinh sinh viên sử dụng. Vì thế, khi xây dựng nhà vệ sinh công cộng bạn cần tính toán đến sự tiện lợi – thẩm mỹ – mang lại cảm giác thoải mái nhất định. Vị trí đặt nhà vệ sinh công cộng cần gần với cửa ra vào, ở nơi cao ráo, không bị ngập nước.

Nhà vệ sinh công cộng được xây ở vị trí cao ráo không chỉ mang đến sự thoải mái cho khách hàng, học sinh vì không phải lội qua chỗ ngập nước để đi vệ sinh mà còn góp phần gia tăng tuổi thọ của công trình.

Nhà vệ sinh cần vệ sinh, cọ rửa thường xuyên. Nhất là bồn cầu, sàn nhà, phần tường…Mục đích chính là làm cho nhà vệ sinh sạch sẽ hơn – không gây cảm giác khó chịu cho khách hàng – giảm thiểu mùi hôi khai khó chịu khi đi vệ sinh.

Có rất nhiều nhà vệ sinh của các công trình thương mại, bệnh viện thường xuyên ẩm ướt – không vệ sinh gây nên mùi hôi khai khi đi vệ sinh nên khách hàng không bao giờ quay lại lần 2 nữa.

4. Tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh công cộng về mặt sàn

Mặt sàn hay nhà vệ sinh công cộng phải láng, không bị gồ ghề. Đặc biệt, trên bề mặt không được đọng nước cũng như có vết núi ở dưới sàn. Cần cải tạo, sửa chữa thường xuyên nếu như thấy trường hợp sàn bị sụt lún. Mặt sàn láng mịn không chỉ mang đến tính thẩm mỹ cho phòng vệ sinh, sự thoải mái cho khách hàng mà còn gia tăng tuổi thọ của công trình.

Độ dốc mặt sàn vệ sinh cần tương ứng với tổng thể mặt sàn, không thiết kế quá dốc hay quá nông.

Mặt sàn cần được vệ sinh thường xuyên, xịt khuẩn để tiêu diệt nấm mốc – vi khuẩn gây bệnh.

5. Tiêu chuẩn xây dựng bồn rửa tay

Bồn rửa tay là nơi khách hàng, học sinh, bệnh nhân rửa tay sau khi đi vệ sinh. Vì thế, bể phốt cần có chỗ để bàn lavabo. Chiều cao từ mặt đất lên mặt bồn rửa tay tối thiểu 30cm, số lượng chậu rửa tối thiểu từ 4 cái.

Trên đây là những tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh công cộng gồm số lượng bồn rửa tay, mặt sàn, vị trí xây dựng, kích thước, số lượng phòng…Tất cả đều được chúng tôi chia sẻ khá chi tiết đầy đủ trong bài viết ở bên trên. Để sử dụng những thiết bị phòng vệ sinh tốt nhất, lượng lượng nhất hãy đến với HUGE.

http://huge-germany.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *