SỐC KHI BIẾT NGƯỜI LÃ MA CỔ ĐẠI “GIẢI QUYẾT NỖI BUỒN”

Giải quyết nỗi buồn là nhu cầu thiết yếu của mỗi chúng ta. Từ thời xa xưa thời La Mã cổ đại, loài người đã biết phát minh, xây dựng những nhà vệ sinh nhằm phục vụ cho nhu cầu của họ. Tiên phong trong việc đưa công nghệ vệ sinh chính là Người La Mã cổ đại. Họ đã nghĩ ra việc xây dựng hệ thống những nhà vệ sinh công cộng, nhà tắm công cộng… nhằm giữ cho thành phố không ngập trong rác thải, mùi hôi thối. Không quá cầu kì, dãy “bồn cầu vệ sinh” của người La Mã cổ không có nắp đậy mà hầu hết là tảng đá hoặc gỗ được khoét lỗ nhỏ, nối dãy với nhau. Với những người có địa vị cao, họ sẽ được 1 người giúp việc làm ấm chỗ ngồi đặc biệt đó trước khi đặt mông vào “vị trí” để giải quyết nỗi buồn.

Chuyện đi vệ sinh của thời La Mã cổ đại: có nhiều chi tiết thú vị mà chúng ta không hề biết - Ảnh 1.

Không quá cầu kì, dãy “bồn cầu vệ sinh” của người La Mã cổ không có nắp đậy mà hầu hết là tảng đá hoặc gỗ được khoét lỗ nhỏ, nối dãy với nhau. Với những người có địa vị cao, họ sẽ được 1 người giúp việc làm ấm chỗ ngồi đặc biệt đó trước khi đặt mông vào “vị trí” để giải quyết nỗi buồn.

Chuyện đi vệ sinh của thời La Mã cổ đại: có nhiều chi tiết thú vị mà chúng ta không hề biết - Ảnh 2.

Ngay dưới bệ bồn cầu vệ sinh công cộng là hệ thống ống dẫn nước, chất thải của nhà vệ sinh. Chất thải này sẽ được đặt chảy ra những con sông gần đó.Tuy nhiên do hệ thống cống, dẫn nước này nối toàn thành phố nên việc lây nhiễm giun sán rất dễ xảy ra. Một nghiên cứu mới phát hiện gần đây đã tìm ra, thủ phạm khiến chúng ta bị nhiễm giun, sán… là người La Mã cổ đại. Ngoài ra, nồng độ khí metan thoát ra từ những hố xí khiến chúng dễ bắt lửa hơn khá nhiều.

Nhưng giải quyết chất thải nặng xong thì họ sẽ làm gì để làm sạch “chỗ ấy” nhỉ. Đơn giản thôi, người La Mã cổ đại sẽ dùng 1 miếng bọt biển buộc trên đầu một cái que để “gột rửa” sau khi giải quyết nỗi buồn xong. Cụ thể, phía trước bệ xí là 1 hệ thống nước chảy, người xưa sẽ nhúng miếng bọt biển đó vào rãnh nước hoặc thùng nước đầy để làm ẩm chúng, vệ sinh xong lại đặt vào vị trí để người kế tiếp… tái sử dụng. Nghe thật mất vệ sinh khủng khiếp phải không nhưng biết sao được khi phải tới tận thế kỷ thứ VI, người Trung Quốc mới phát minh ra giấy vệ sinh để phục vụ nhu cầu của con người.

Nguồn ST:

Giải quyết nỗi buồn thời hiện đại

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *